0

6 triệu chứng kiệt sức nghề nghiệp của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý | Safe and Sound

Tình trạng kiệt sức nghề nghiệp là phổ biến đối với các chuyên gia sức khỏe tâm thần bao gồm chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và việc điều trị thành công cho khách hàng. Trong các nội dung dưới đây, chúng ta sẽ khám phá các triệu chứng gây ra tình trạng này.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Hiểu về kiệt sức nghề nghiệp của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý

Ảnh 1: Kiệt sức nghề nghiệp ở chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý

“Giống như nhiều vai trò khác liên quan đến việc giúp đỡ mọi người, cung cấp liệu pháp tâm lý có thể là một công việc đầy thách thức và tốn nhiều cảm xúc” (Delgadillo và cộng sự, 2018). Kết quả là, tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý trong cộng đồng trị liệu không may là quá phổ biến.

Một nghiên cứu năm 2020 đã đưa ra một số phát hiện liên quan sâu sắc đến sức khỏe tâm lý của những người hành nghề chăm sóc sức khỏe tâm thần như chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến với 298 nhà trị liệu đủ tiêu chuẩn, 78,9% bị “kiệt sức cao độ” và 58,1% bị “không gắn kết cao độ” (Johnson và cộng sự, 2020).

Dữ liệu không chỉ liên quan đến nghề nghiệp mà còn cho khách hàng. Sức khỏe tâm lý tác động trực tiếp đến kết quả điều trị thành công cho khách hàng (Delgadillo et al., 2018).

Một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý bị kiệt sức nghề nghiệp có nguy cơ tạo ra sự không quan tâm tíc cực vô điều kiện. Những nhà trị liệu như vậy không còn có thể “nghe thấy” khách hàng của họ hoặc trải nghiệm nỗi đau của khách hàng. Những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý như vậy có thể không biết về điều này và tiếp tục đưa ra phương pháp điều trị (Cochran & Cochran, 2021).

Theo nghiên cứu, các chuyên gia sức khỏe tâm thần rõ ràng cần các biện pháp can thiệp ngăn ngừa, giảm thiểu và phục hồi tình trạng kiệt sức nghề nghiệp (Johnson và cộng sự, 2020).

2. 6 triệu chứng kiệt sức nghề nghiệp phổ biến của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý

Trong cuốn sách Simple Self-Care for Therapists: Restorative Practices to Weave Through Your Workday , chuyên gia tâm lý - nhà trị liệu Ashley Davis Bush (2015) phân biệt giữa kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ nhẹ và kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ nặng.

Kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ nghẹ thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy kiệt sức sau một ngày dài. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý, trong trường hợp này, não bộ của chúng ta bị mệt mỏi, và "burnout" nhẹ thường có thể được giải quyết bằng việc tự chăm sóc một chút, chẳng hạn như có một giấc ngủ đủ giấc hoặc gặp gỡ bạn bè thân thiết để cùng dùng bữa.

Burnout nặng là tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ nghiêm trọng hơn nhiều. Nó không xảy ra sau chỉ vài ngày làm việc bận rộn. Đó là một tình trạng mãn tính phát sinh sau nhiều tháng, nhiều năm chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý bỏ bê và hy sinh bản thân” (Bush, 2015). Sự kiệt sức là kết quả của sự suy nhược dai dẳng của cơ thể, tâm trí và tinh thần.

Một số triệu chứng phổ biến nhất của chứng kiệt sức nghề nghiệp ở chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý bao gồm (Bush, 2015; Cochran & Cochran, 2021; Saunders, 2021):

Ảnh 2: Mệt mỏi về thể chất và tinh thần quá mức kéo dài

- Mệt mỏi về thể chất và tinh thần quá mức và kéo dài

- Cảm thấy: Không được đánh giá cao, tức giận, thất vọng và nản lòng

- Căng thẳng kéo dài và đôi khi gây khó khăn trong cuộc sống

- Sợ hãi đối với tuần tiếp theo

Ảnh 3: Sợ hãi đối với tuần kế tiếp

- Chán ngán với khách hàng, công việc và bạn bè

- Cảm thấy quá tải với các nhiệm vụ và cam kết hàng ngày đơn giản

- Cảm thấy không khỏe mạnh về mặt cơ thể nói chung và mắc các vấn đề cụ thể như đau lưng, đau dạ dày và đau đầu

- Thiếu đam mê và hứng thú hoặc không tham gia vào công việc

- Nghi ngờ liệu công việc có phù hợp không

Để đối phó với kiệt sức nghề nghiệp, chuyên gia tâm lý và bác sĩ tư vấn tâm lý cần chú trọng vào việc chăm sóc bản thân và tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Họ cần biết khi nào nên nghỉ ngơi, tìm kiếm hỗ trợ từ đồng nghiệp và sử dụng các kỹ thuật tự chăm sóc để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất.

: 6 triệu chứng kiệt sức nghề nghiệp của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tư vấn tâm lý | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound